Có thể nói, văn nghị luận là một dạng văn thường gặp trên thực tế các tác phẩm cũng như một dạng văn chúng ta sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, đối với một số bạn đọc vẫn chưa thể hình dung chính xác đâu là văn nghị luận. Chính vì thế, trong bài viết này sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề.
Văn nghị luận chính là một dạng văn mà trong bài đó người viết và người nói tác giả có xu hướng dùng hầu hết các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận để chỉ ra những điểm nhấn, vấn đề. Với mục đích nhằm xác lập để chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được những tư tưởng, quan điểm của tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.
Trên phương diện đó, một bài văn nghị luận để tăng sức thuyết phục thì những từ dẫn chứng, cho đến lý lẽ đưa vào đều cần có tính chân thực và sắc nét. Những tư tưởng, những quan điểm khi trình bày trong bài phải phù hợp, cần có hướng giải quyết cụ thể các vấn đề trong xã hội thì mới có tính thuyết phục.
Văn nghị luận thường có xu hướng mang những giá trị và sắc màu khác nhau cho từng loại vấn đề hoặc chủ đề khác nhau. Mỗi tác phẩm khi được viết ra đều cần phải được đảm bảo cả 3 yếu tố bao gồm: lập, phản biện và phân tích. Đó chính là những yếu tố cơ bản nhất và cần thiết cho một bài văn nghị luận.
Các loại văn nghị luận
Trong chương trình học của trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay thì có 2 loại văn nghị luận chính, gồm: nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ
Khái niệm: Đây là một dạng nghị luận dùng để phân tích, nhận xét đánh giá từ những nội dung, những phương pháp nghệ thuật được dùng trong bài hoặc trong đoạn thơ ấy.
Yêu cầu:
- Về nội dung: Khi viết cần phải khai thác và phân tích một cách chi tiết những điểm chính trong đoạn, bài thơ thông qua những nội dung chính, những phương pháp nghệ thuật được sử dụng tinh tế.
- Về hình thức: Dù là bất kỳ một bài viết nào thì một bố cục mạch lạc, rõ ràng là yếu tố quan trọng hàng đầu để dễ dàng thuyết phục được người đọc, cũng như thể hiện sự chân thành của người viết trong bài.
Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Trước hết sẽ giới thiệu về đoạn thơ hoặc bài thơ đó. Cần nêu ra được lời nhận xét, đánh giá riêng của cá nhân. (Nếu phân tích một đoạn thơ, thì cần xác định rõ ràng và chỉ ra vị trí của đoạn thơ đó nằm ở đâu trong tác phẩm ấy và khái quát nội dung về mặt cảm xúc của nó).
- Thân bài: Tiếp đến, ở phần này chúng ta lần lượt sử dụng các luận điểm để có thể trình bày và nêu ra những suy nghĩ, những đánh giá về nội dung cũng như nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó.
- Kết bài: Sau cùng, ở phần cuối bài chúng ta sẽ khái quát lại một lần nữa những giá trị, kể cả những ý nghĩa được chỉ ra trong đoạn thơ, bài thơ đó.
Trong một bài nghị luận về một đoạn thơ hoặc một bài thơ, người viết cần phải chỉ ra và làm nổi bật được những đánh giá, những nhận xét và cả sự cảm nhận riêng của người viết về đoạn, bài thơ đó. Bên cạnh đó, điều đặc biệt chính là những nhận xét, đánh giá đó cần được gắn liền với sự phân tích, được thông qua từ những bình phẩm về ngôn từ, về hình ảnh về giọng điệu, cho đến mặt cảm xúc được sử dụng trong tác phẩm.
Nghị luận về một tác phẩm văn học
Khái niệm: Nghị luận về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn học là nêu ra những nhận xét, những đánh giá về từng nhân vật, về một chi tiết, về một chủ đề hoặc đôi khi chỉ là nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm đó.
Yêu cầu:
- Về nội dung: Khi viết bài nghị luận về tác phẩm văn học cần phân tích chi tiết từ những điểm chính trong nhân vật, trong một chủ đề, cho đến cách sử dụng nghệ thuật. Khai thác triệt để trong từng chi tiết thông qua những tính cách, phẩm chất của nhân vật, kể cả những chi tiết như giọng văn, hình ảnh, phép nghệ thuật, cách viết của tác giả,…
- Về hình thức: Trong bài viết cũng cần có 3 phần với cấu trúc mạch lạc, rõ ràng và trau chuốt lời văn chuẩn xác, gợi hình gợi cảm.
Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Đầu tiên cần giới thiệu về tác phẩm và nhân vật cần nghị luận. Khi giới thiệu nên trình bày cụ thể về vấn đề cần nghị luận (đặc điểm của nhân vật: phẩm chất hay số phận), sau đó hãy nêu ra một cách khái quát về ấn tượng của nhân vật với bạn đọc.
- Thân bài: Tiếp theo, ở phần này chúng ta cần nêu ra hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, kèm theo tóm tắt ngắn về tác phẩm. Đi vào trọng tâm bằng việc bắt đầu phân tích khi cách chỉ ra những đặc điểm và từ đó nêu ra nhận xét chi tiết về nhân vật đó.
- Kết bài: Ở phần kết này chúng ta sẽ khái quát thêm lần nữa các giá trị, những ý nghĩa được chỉ ra trong từng chi tiết, trong từng nhân vật đang phân tích hoặc đang được nhắc đến.
Nghị luận xã hội
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Khái niệm: Đây là một dạng bài chúng ta bàn luận về một vấn đề một hiện tượng có trong xã hội, ta bàn luận chúng nhằm mục đích chỉ ra xem đó là hành động hiện tượng tích cực hay tiêu cực, nên làm hay nên loại bỏ giảm bớt và đưa ra ý kiến cá nhân chủ quan của mình.
Yêu cầu: Cần chỉ ra được những mặt đúng sai, mặt lợi hại tác động như thế nào của hiện tượng xã hội đó lên thế giới khách quan, tới xã hội bằng cách lập luận chỉ ra nguyên nhân, chỉ ra tác động của sự việc hiện tượng đó từ đó bày tỏ quan điểm cá nhân
Bố cục của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Chỉ cần giới thiệu ngắn gọn và nêu bật vấn đề, sự việc hoặc hiện tượng đó.
- Thân bài: Khai thác chi tiết khi đánh giá thực trạng của hiện tượng đó, liên hệ thực tiễn vấn đề đó hiện nay đang ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, có thể đánh giá và phân tích các mặt tác động của nó, dựa theo đó để trình bày những giải pháp hạn chế.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, thông qua đó đưa ra quan điểm riêng của cá nhân thêm một lần nữa để khẳng định hoặc phủ định hiện tượng đó.
Nghị luận về vấn đề đạo lý, tư tưởng
Khái niệm: Đây là một dạng bài mà chúng ta cần bàn luận về một vấn đề, một tư tưởng, đạo lí có trong xã hội. Mục đích bàn luận chính là để chỉ ra đó là hành động, hiện tượng tích cực hay tiêu cực, nên làm hay nên được loại bỏ giảm bớt, để từ đó có thể đưa ra ý kiến cá nhân chủ quan của mình.
Yêu cầu: Phải làm sáng tỏ những vấn đề tư tưởng đạo lý bằng cách sử dụng các phương pháp hoặc các phép lập luận trong văn nghị luận để có thể chỉ ra nhận xét tư tưởng đạo lý đó. Chính điều này sẽ giúp mọi người dễ dàng phân biệt đạo lý tư tưởng đó đúng hay sai, còn phù hợp hay không phù hợp.
Bố cục của bài văn nghị luận về vấn đề đạo lý, tư tưởng gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn và chỉ ra những vấn đề liên quan tư tưởng đạo lý đó
- Thân bài: Cần đánh giá thực trạng của tư tưởng đạo lý đó có còn phù hợp với thực tiễn hay không, tiếp theo là vấn đề cần bàn luận ra sao. Thông qua đó có thể dễ dàng đánh giá, phân tích các mặt tác động của nó để đưa ra những giải pháp hạn chế.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và trình bày quan điểm riêng của cá nhân thêm một lần nữa về việc khẳng định hoặc phủ định quan niệm đề bài đưa ra.
Mục đích và đặc điểm của nghị luận
Văn nghị luận là loại văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận đan xen phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện đa dạng ở bài nói hoặc bài viết.
Văn nghị luận vốn dĩ là sản phẩm của tư duy logic, mỗi vẻ đẹp của từng áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, kèm theo giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện ở thái độ của tác giả trước vấn đề cần nghị luận.
Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận chính là điều cần thiết để từ đó có thể hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng từng thể loại.
Yếu tố luận điểm trong văn nghị luận
- Là các ý kiến thể hiện những quan điểm và tư tưởng của bài văn được nêu ra dưới nhiều hình thức như: câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ có thể, có,… được diễn đạt một cách dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán.
- Luận điểm chính là linh hồn của văn nghị luận, đồng thời còn thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và kèm theo tính đáp ứng nhu cầu thực tế.
Yếu tố hệ thống luận cứ
- Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng cơ bản để làm rõ luận điểm.
- Luận cứ cũng là một yếu tố quan trọng khi nhắc đến đặc điểm của văn nghị luận. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết cần phải đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể để người đọc tin vào vấn đề đó.
- Muốn phân tích, đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác cực kỳ quan trọng và cần thiết.
- Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, rõ ràng và tiêu biểu thì mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lý lẽ là những đạo lý, lý lẽ phải được thừa nhận cũng như nhận được sự đồng tình khi trình bày.
- Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng dùng để chứng minh và làm sáng tỏ, cũng như xác nhận cho luận điểm đã đưa ra.
- Những dẫn chứng đưa ra phải có sự xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lý lẽ và dẫn chứng phải có sự đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc.
Yếu tố lập luận trong văn nghị luận
- Lý lẽ trong văn nghị luận được thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận chính là một cách thức trình bày lý lẽ.
- Lập luận là cách tổ chức vận dụng những lý lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục nhất.
- Lập luận có thể tình cờ bắt gặp rất nhiều trong văn nghị luận.
- Để đưa ra những đánh giá có sức thuyết phục của văn nghị luận, trước hết cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ và sự sắc bén của lập luận mà tác giả lựa chọn.
So sánh nghị luận văn học và nghị luận xã hội
Nghị luận văn học và nghị luận xã hội có những điểm khác nhau sau đây:
- Nghị luận văn học: vấn đề nghị luận là những vấn đề trong tác phẩm văn học mà chúng ta phải dựa vào những tác phẩm đó để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Nghị luận xã hội: vấn đề nghị luận là các hiện tượng đời sống, kể cả một tư tưởng hoặc đạo lý cũng đều là các vấn đề xã hội.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thì nghị luận văn học sẽ dùng để bày tỏ ý kiến về văn bản. Còn nghị luận xã hội chính là bày tỏ ý kiến về vấn đề trong đời sống.
Một số ví dụ về nghị luận văn học
Nghị luận văn học là một dạng các bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hoặc tác phẩm truyện và kể cả một khía cạnh về nghệ thuật, nội dung của tác phẩm văn học.
Ví dụ về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm/ trích đoạn (thơ, văn xuôi)
Đây là kiểu đề khá phổ biến, yêu cầu học sinh nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích cụ thể (có thể cho sẵn hoặc không cho sẵn văn bản/đoạn trích), chẳng hạn:
Câu 1: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dưới đây:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2017, tr.111)
Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua đoạn văn bản sau đây: U đã về đấy! cho đến …. Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Với kiểu đề này, chúng ta có thể dễ dàng triển khai dàn ý theo bố cục gợi ý dưới đây:
- Giới thiệu tác giả và những vấn đề cần nghị luận (tác phẩm/ đoạn trích)
- Phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm/ đoạn trích (thơ/ văn xuôi)
- Sau cùng là phần đánh giá chung về tác phẩm/ trích đoạn (thơ/ văn xuôi)
Xem thêm:
- Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại trong Tiếng Việt
- Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ, tác dụng và ví dụ minh họa
- Tự Sự Là Gì? Tác Dụng Của Tự Sự Là Gì Trong Văn Học Lớp 6
Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã được tìm hiểu và bổ sung kiến thức bổ ích về những khái niệm, những yêu cầu và bố cục cần viết cho một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Từ đó có thể trả lời cho câu hỏi “Nghị luận là gì” mà chúng ta vẫn thường hay thắc mắc. Chúc các bạn thành công nhé!
Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể